Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Bài trí nhà ở và một số mẹo hay trong thiết kế

Ai cũng cầu mong sức khỏe, tài lộc, may mắn, tiền bạc, hạnh phúc và tình yêu trong cuộc sống. Điều đó lý giải vì sao ngày nay nhiều người coi trọng phong thủy với mong muốn có những nguồn năng lượng tốt bổ trợ và thay đổi vận mệnh tốt lên của mình. Đối với phong thủy nhà ở, bạn cần lưu ý những điều sau:


Phong thủy cửa trong nhà

Cửa là một yếu tố rất quan trọng tác động đến phong thủy, là vùng lưu thông của khí, nằm trong dương trạch tam yếu "môn - táo - chủ", nghĩa là "cửa - bếp - phòng ngủ". Theo phong thủy, môn mệnh phải tương phối,  hướng cửa chính và mệnh của chủ nhà phải hợp với nhau, thì vượng khí mới tốt, gia chủ mới phát tài. Cần chú ý là chọn hướng theo mệnh của người chồng (dương), thay vì vợ (âm), vì xây nhà là việc dương cơ nên người nam làm sẽ tốt hơn.



Trước khi tìm hiểu về quy cách làm cửa, cần phải nắm vững các khái niệm căn bản sau đây: 
+ Hướng nhà: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt tiền nhà
+ Mặt tiền: là mặt có chứa cửa chính của ngôi nhà
+ Tọa sơn: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt hậu của ngôi nhà
+ Mặt hậu: là mặt đối diện với mặt tiền nhà, ta còn gọi là lưng nhà. 
+ Hướng cửa, cổng: là hướng của đường thẳng đi qua tâm nhà và tâm của cửa, cổng nhà (vị của cửa)
Do vậy, muốn xác định hướng nhà hay toạ sơn của nhà (từ chuyên môn là “sơn hướng”) thì không cần xác định tâm nhà. Còn muốn xác định hướng cổng, cửa nhà thì bắt buộc phải xác định được tâm nhà. Việc xác định tâm của nhà được gọi là “lập cực”. Tuỳ vào mệnh của gia chủ mà xác định được hướng và vị cửa cho tốt.

Trong  thiết kế cửa cần tránh: 

- Nếu nhà có sân, tâm cửa ngoài (cổng) và cửa chính không nối thành một đường thẳng là hung, nên bố trí lệch nhau, theo nguyên lý “Hỷ hồi truyền nhi kỵ trực xung”, cửa sau không được lớn hơn cửa trước, cửa bếp không được thẳng với miệng lò, cửa nhà vệ sinh không mở thẳng vào bếp và phong thủy cho từng loại cửa. Trong các loại cửa thì cửa chính (cũng là hướng nhà) là quan trọng nhất. 

- Để cho nhà cửa văn phòng có sự hòa điệu, một tình trạng khác cần tránh là một hành lang nhỏ có nhiều cửa ra vào, mỗi của là một cái "mồm" khác nhau với tiếng nói riêng của nó.

- Một cửa ra vào cuối hành lang dài sẽ làm dòng khí di chuyển nhanh, điều này làm sức khỏe người nhà nguy hiểm hay làm cho cảm thấy bứt rứt không yên tác động vào thần kinh, dễ làm họ nổi giận, nó cũng có thể gây tử vong và cản trở dịp may và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, làm ăn.

- Nên tránh đặt ba cửa ra vào và cửa sổ hay nhiều hơn nữa trong một loạt nối tiếp nhau, lý do là sắp cửa thẳng hàng có thể ảnh hưởng đến hoạt động trong gia đình. Cửa ra vào là miệng mồm của cha mẹ, cửa sổ là tiếng nói của các con.

- Nếu tỉ lệ cửa sổ nhiều hơn 3/1 thì gây tranh cãi vì quá nhiều ý kiến, con cái hay cãi lời cha mẹ. Nếu cửa sổ to rộng hơn cửa ra vào thì trẻ con có khuynh hướng coi thường chỉ bảo, kỷ luật của cha mẹ, Một cửa sổ rộng lớn với những ô nhỏ thì được.

Phong thủy phòng thờ

Theo quan niệm truyền thống của cha ông ta, việc thờ cúng tổ tiên là hết sức quan trọng. Điều đó không những thể hiện chữ hiếu của con cháu với tổ tiên cha mẹ và dù mất đi, tổ tiên vẫn phù hộ cho con cháu của phong thủy cho bàn thờ. Tuy vậy, việc này quyết định bởi phần đặt bàn thờ, tốt hay xấu, thì sau khi đặt từ 3 đến 4 tuần là ứng nghiệm.



Khi thiết kế hay bài trí, sắp đặt cho không gian thờ cúng bạn phải chú ý tránh đặt bàn thờ gần luồng hút gió mạnh, gây “động” và có thể thổi tàn lửa nhang ra chỗ khác gây cháy. Mặt bàn thờ nên đặt một tấm kính để đảm bảo an toàn tránh lửa bén. Tuyệt đối không được đặt bàn thờ bên dưới phòng vệ sinh, phòng trẻ em chơi đùa… làm giảm tính tôn nghiêm.

Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Không nên đặt bàn thờ cao quá gây khó khăn cho việc thờ cúng, cũng không nên đặt thấp quá thiếu trang nghiêm. Trong các trường hợp bàn thờ treo hay tủ thờ cao, phải đảm bảo khoảng cách tới trần không quá gần, tránh quẩn khói và gây ám vàng trần. Để khắc phục trường hợp này, bạn có thể gắn một tấm kính phía trên trần.

Ánh sáng trong phòng thờ và trên bàn thờ không nên sử dụng ánh sáng trắng mà nên dùng ánh sáng vàng, có cảm giác ấm cúng; nguồn sáng gián tiếp, tránh gây chói. Bạn có thể dùng đèn hắt tường, những bóng đèn nhót, đèn thờ… Bài trí chiếu sáng nên đăng đối theo 2 bên bàn thờ; kiểu dáng, chất liệu của đèn cũng cần thích hợp với tủ thờ và không gian chung, tránh quá màu mè, lòe loẹt…

Phong thủy phòng tắm (nhà vệ sinh)

Nhà vệ sinh là một hệ thống công trình phụ quan trọng trong mỗi ngôi nhà, và phong thủy nhà vệ sinh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp, tài lộc của gia chủ.



Tránh 2 cửa phòng tắm đối diện nhau

Nhà to thường có nhiều phòng tắm khi các cửa phòng này đối diện nhau, người cư ngụ ở đó thường có cảm giác bệnh tật chạy dọc theo đường trung tâm cơ thể của họ hoặc phải chịu đau đớn của cơ thể và các vấn đề tài chính suy giảm.

Nhà vệ sinh kỵ trên nóc phòng khách và phòng ngủ

Tại các nhà nhiều tầng, nhà vệ sinh không nên đặt trên nóc phòng khách ở tầng dưới, khi các đường ống nước thải bị rò ri trần tường phòng khách ngủ có thể bị ô nhiễm rất khó xử lý.

Phòng ngủ không nên bố trí phòng vệ sinh

Tránh làm phòng tắm chung vách hoặc đối diện với phòng ngủ, nếu có đối diện thì nên tránh làm 2 cửa đối diện. Nhưng nếu làm Toilet chung với nó thì tốt nhất nên tránh đi.

Nhìn chung không bố trí phòng vệ sinh trong phòng ngủ. Khi cửa phòng ngủ thẳng với nhà vệ sinh, người trong phòng ngủ có thể mắc bệnh thận, bệnh bàng quang. Tuy nhiên đây lại là vị trí đào hoa, với người độc thân, ảnh hưởng tương đối ít nhưng với người đã lập gia đình dễ mắc các bệnh thận, bàng quang hay trắc trở về quan hệ vợ chồng.

Hóa giải Vị sát trong phòng tắm, nhà vệ sinh

Vì nhà vệ sinh, phòng tắm là nơi chứa thủy khí ô uế nên có thể dùng mộc để hấp thu thủy khí ô uế đó để hóa vị sát. Bằng các đặt trước cửa hoặc bên trong nhà vệ sinh một cái cây, hoặc cũng có thể dùng cửa nhà vệ sinh bằng gỗ hoặc kết hợp với cả rèm hạt gỗ để đạt hiệu quả hóa sát.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét